Skip to main content

Sự cố chập điện không chỉ gây ra phiền toái, mà còn có thể khiến bạn và gia đình gặp nguy hiểm. Vậy nguyên nhân dẫn đến sự cố này là gì, cách sửa chập điện thế nào để đảm bảo an toàn? Hãy cùng Kucku tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

1. Chập điện là gì?

Chập điện là hiện tượng điện áp hoặc dòng điện bị giảm đột ngột do sự tiếp xúc không mong muốn giữa hai dây điện có điện áp khác nhau, hoặc giữa dây điện và vật dẫn điện khác. Chập điện có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như cháy nổ, hỏng thiết bị điện, nguy hiểm cho tính mạng và sức khỏe của người sử dụng.

2. Các nguyên nhân gây chập điện

Để có cách sửa chập điện an toàn và hiệu quả, chúng ta cần hiểu rõ các nguyên nhân gây ra sự cố này. Cụ thể, các nguyên nhân thường gặp bao gồm:

  • Dây điện bị đứt, rách, mòn khiến lớp vỏ cách điện bên ngoài bị mất đi và gây ra tình trạng chập mạch.
  • Thiết bị điện bị hỏng, ẩm ướt hoặc rò rỉ điện.
  • Hệ thống điện bị quá tải do sử dụng quá nhiều thiết bị điện công suất lớn như máy lạnh, lò vi sóng, lò nướng,… cùng một lúc.
  • Dây điện lắp đặt sai cách, không đúng tiêu chuẩn hoặc không phù hợp với công suất của thiết bị.

3. Hướng dẫn cách sửa chập điện tại nhà

3.1 Đối với sự cố ít nghiêm trọng

Đây là trường hợp chập điện không gây ra khói, lửa, cháy nổ, mà chỉ làm tắt nguồn điện đột ngột, nhảy cầu dao, cầu chì hoặc làm nóng chảy ổ cắm, công tắc, dây điện. Cách sửa điện bị chập tại nhà đối với trường hợp này là:

Bước 1: Tắt nguồn điện chính hoặc cầu dao tổng

Khi gặp sự cố chập điện, bạn cần ngắt cầu giao tổng ngay lập tức để giảm thiểu tối đa thiệt hại cho các thiết bị điện khác trong nhà.

Bước 2: Xác định nguyên nhân và vị trí chập điện

Kiểm tra dây điện và thiết bị điện để xác định nguyên nhân chính xác, từ đó có cách sửa chập điện phù hợp.

Bạn có thể dùng đồng hồ vạn năng hoặc ampe kế để tìm ra vị trí bị chạm mạch. 

Cách làm cụ thể như sau: Hãy chạm hai que đo vào hai đầu của dây điện cần kiểm tra. Nếu đồng hồ phát ra tiếng kêu hoặc hiển thị giá trị gần bằng 0 có nghĩa là dây điện đó thông mạch, không bị chập. Nếu đồng hồ không phát ra tiếng kêu hoặc hiển thị giá trị vô cực thì dây điện đó không thông mạch, đã bị chập hoặc đứt.

Bước 3: Xử lý sự cố

  • Nếu sự cố xảy ra do bị quá tải, hãy ngắt bớt các thiết bị điện công suất lớn.
  • Tìm cách sửa ổ điện bị chập.
  • Thay thế hoặc sửa chữa dây dẫn/thiết bị điện bị hỏng.
  • Chọn dây điện phù hợp với công suất của thiết bị (bạn có thể tham khảo bảng bên dưới).

Tiết diện ruột dẫn (mm2)

Công suất chịu tải* (kW)

0,5

≤ 0,8

0,75

≤ 1,3

1,0

≤ 1,8

1,25

≤ 2,1

1,5

≤ 2,6

2,0

≤ 3,6

2,5

≤ 4,4

3

≤ 5,6

4

≤ 7,3

5

≤ 8,7

6

≤ 10,3

7

≤ 11,4

8

≤ 12,5

10

≤ 14,3

(*) Công suất phù hợp với dây dẫn dài 30m, độ sụt áp suất tối đa 5%

 

3.2 Đối với sự cố chập điện nghiêm trọng, gây cháy nổ

Đây là sự cố chập điện tạo ra tia lửa, gây cháy nổ, có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của bạn và những người khác trong gia đình. Cách sửa chập điện với trường hợp này là:

Bước 1: Tắt nguồn điện chính hoặc cầu dao tổng để đảm bảo an toàn.

Bước 2: Tìm cách dập lửa

  • Nếu nguồn điện chưa ngắt hẳn, bạn cần dùng các vật cách điện như đất cát, cành cây khô, gậy gỗ,… để tiếp cận  khu vực xảy ra chập cháy và gạt bỏ những vật dễ bắt lửa ở xung quanh.
  • Dập lửa bằng bình chữa cháy, chăn áo ẩm, đất cát,…
  • Gọi ngay cho thợ sửa điện hoặc cứu hỏa để được hỗ trợ kịp thời. 

Hy vọng với hướng dẫn trên đây, bạn đã biết cách sửa chập điện tại nhà hiệu quả. Tuy nhiên, cần lưu ý, nếu không có đủ kiến thức về điện hoặc sự cố có khả năng gây nguy cơ gây cháy nổ, bạn nên gọi cho thợ sửa điện chập cháy chuyên nghiệp của Kucku để được hỗ trợ kịp thời và an toàn.

Tìm cách sửa chập điện kịp thời sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ cháy nổ