Skip to main content

Xe cẩu là phương tiện được sử dụng rất phổ biến trong ngành xây dựng và vận tải. Tuy nhiên, các loại xe cẩu trên thị trường hiện nay rất đa dạng, từ xe cẩu tự hành loại nhỏ, xe cẩu bánh xích, xe cẩu Kato 10 tấn, đến xe cẩu Kato 20 tấn,.... Trong bài viết này, Kucku sẽ giúp bạn phân biệt các loại xe cẩu thông dụng, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu của mình.

1. Xe cẩu tự hành

  • Đặc điểm: Đây là loại xe được thiết kế với cần cẩu nâng hạ và thùng chở hàng phía sau. Xe cẩu tự hành có cơ cấu hoạt động tự do, có thể dễ dàng di chuyển qua lại giữa nhiều địa điểm khác nhau. Với cần trục chắc chắn, linh hoạt, loại xe này có thể nâng được hàng hóa với tải trọng từ 2,5 – 15 tấn.
  • Ưu điểm:
    • Tính linh hoạt và có thể di chuyển đến nhiều vị trí.
    • Có nhiều loại xe cẩu với tải trọng khác nhau, đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng của người sử dụng.
  • Nhược điểm:
    • Trục cần cẩu của xe tự hành thường không quá dài nên khả năng nâng hạ sẽ bị giới hạn.
    • Thường chỉ thích hợp sử dụng cho các công trình dân dụng, xây dựng thấp, ít tầng.

2. Xe cẩu cố định

  • Đặc điểm: Loại xe cẩu này thường được gắn cố định tại một vị trí và không thể di chuyển. Xe cẩu cố định thường được sử dụng trong các công trình nhà cao tầng, xây dựng cầu, thủy điện hoặc nâng hạ vật liệu nặng.
  • Ưu điểm:
    • Khả năng nâng hạ vật liệu lớn.
    • Ổn định và an toàn.
  • Nhược điểm:
    • Khó di chuyển một cách linh hoạt.
    • Chi phí lắp đặt và tháo dỡ cao.

3. Xe cẩu bánh xích

  • Đặc điểm: Đây là loại xe cẩu được trang bị hệ thống xích dài quấn quanh giống như xe ủi, xe tăng. Xe cẩu bánh xích thường được dùng cho các công trình xây dựng lớn, bến cảng và khu công nghiệp, địa hình di chuyển khó khăn.
  • Ưu điểm:
    • Rất vững chãi, di chuyển ổn định trên mọi địa hình, đặc biệt là các khu vực bị sụt lún hoặc đất mềm.
    • Sức nâng lớn, có thể di chuyển trong lúc nâng tải.
    • Chiều dài cần cẩu lớn, phù hợp với các công trình cao tầng, có diện tích rộng.
  • Nhược điểm:
    • Trọng lượng lớn, di chuyển chậm, tốn nhiều nhiên liệu nên khó đi được xa.
    • Chi phí thuê xe và bảo trì tương đối cao.

4. Xe cẩu bánh lốp chuyên dụng

  • Đặc điểm: Đây là loại xe được trang bị lốp cao su, cần cẩu chuyên dụng để nâng hàng hóa với trọng tải lớn. Ngoài ra, xe còn có thêm hệ thống chân chống, giúp tăng tính ổn định khi nâng hạ. Đây là loại xe cẩu phổ biến trong các công trình xây dựng lớn, khu công nghiệp, bến cảng, thi công kết cấu thép,… Một số loại xe cẩu bánh lốp chuyên dụng hiện nay có thể kể đến như: cẩu Kato 10 tấn, cẩu Kato 20 tấn, xe cẩu Tadano, xe cẩu Grove,…
  • Ưu điểm:
    • Khả năng di chuyển linh hoạt, tốc độ nhanh.
    • Đa dạng về kích thước và tải trọng, phù hợp cho nhiều loại công trình xây dựng khác nhau.
  • Nhược điểm:
    • Độ ổn định thấp hơn so với xe tải bánh xích.
    • Khó di chuyển ở nơi gồ ghề, đất mềm.

Việc lựa chọn loại xe cẩu phù hợp là quan trọng để đảm bảo hiệu suất công việc và an toàn. Hy vọng vơi những chia sẻ trên của Kuckuc, bạn đã có thêm cơ sở để phân biệt các loại xe cẩu và lựa chọn dòng xe phù hợp nhất với quy mô công trình, nhu cầu thực tế của mình!  

 

Các loại xe cẩu trên thị trường hiện nay rất đa dạng